Gửi bởi: Lê Như Quyết
Ngày: 22/03/2023 11:36:am
Lượt xem: 0
Đeo khẩu trang thế nào để hạn chế bụi mịn?
Bụi là một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí; bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon đen, bụi khoáng và nước. Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM.
Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là:
PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét).
PM2.5 – Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.
Tác hại của bụi mịn đến sức khỏe con người
- Người khỏe mạnh tiếp xúc bụi nhiều trong môi trường không khí như vậy có thể bị nghẹt mũi, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản…
- Nếu phải tiếp xúc với môi trường không khí kém trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến phổi.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD)
- Hen phế quản
- Viêm phế quản đã kiểm soát bệnh tốt nhưng khi gặp môi trường không khí ô nhiễm dễ xuất hiện tình trạng bệnh trở lại…
Cách đeo khẩu trang để hạn chế bụi mịn
Theo nghiên cứu gần đây của trường Đại học Thammasat của Khoa sức khỏe cộng đồng đã đưa ra các khuyến cáo về sử dụng khẩu trang:
- Theo nghiên cứu thì N95 có khả năng lọc tới 99.59% số bụi. Tuy nhiên, giá thành đắt và không phải nơi nào cũng có điều kiện.
- Khẩu trang y tế – 66.37% – chỉ lọc 2/3 bụi và phần lớn dân số đang sử dụng loại này.
- Sử dụng cùng lúc 2 khẩu trang y tế với 89.75% bụi được lọc
- Khẩu trang y tế + 1 lớp khăn giấy – loại này lọc ngang ngửa N95 với 98.05% được lọc.
- Khẩu trang y tế + 2 lớp khăn giấy – cho kết quả lọc được bụi kém hơn. Nguyên nhân là do 2 lớp khăn giấy quá dày, khiến các mép của khẩu trang không sát với da, vì thế dòng không khí nhiều và bụi vẫn đi qua được.
Thương hiệu: