Gửi bởi: Admin Ngày: 31/01/2018 09:56:am Lượt xem: 939
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, năng suất lao động của doanh nghiệp (DN) da giày trong nước chưa bằng 50% của DN FDI. Trước thực tế này, nhiều DN da giày đang nỗ lực cải thiện năng suất lao động...
Năng suất lao động thấp là một trong những nguyên nhân khiến DN da giày Việt tuy chiếm tới 75% về số lượng nhưng chỉ đạt 25% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong năm nay, Chính phủ của một số quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu giày, dép như Bangladesh, Myanmar… tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đơn hàng, thúc đẩy xuất khẩu sẽ tạo áp lực cạnh tranh lớn cho DN trong nước.
Do đó, nếu không thay đổi năng suất lao động, giày, dép Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu mà còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Là DN tiên phong ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, Công ty CP đầu tư và sản xuất giày Thái Bình (TBS) đã xây dựng modun sản xuất hiện đại. “Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, cán bộ trong công ty có thể thấy toàn bộ kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tháng, năm, quý và đường đi của sản phẩm” - ông Nguyễn Đức Thuấn- Chủ tịch HĐQT TBS - cho biết.
Cùng với TBS, nhiều DN da giày khác đang nỗ lực cải thiện năng suất lao động với mục tiêu bằng 85-90% của khối FDI; hạn chế tối đa chi phí sản xuất. Đặc biệt, một số DN đang hướng mạnh tới sản xuất ODM (có thiết kế và tự chủ về nguyên liệu) nhằm khai thác lợi thế nhân lực tay nghề cao và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Việt Nga ( Bao Công Thương )
Gửi bởi: Admin Ngày: 31/01/2018 09:56:am
Lượt xem: 939
Doanh nghiệp da giày: Tìm cách giải “bài toán” năng suất lao động
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, năng suất lao động của doanh nghiệp (DN) da giày trong nước chưa bằng 50% của DN FDI. Trước thực tế này, nhiều DN da giày đang nỗ lực cải thiện năng suất lao động...
Năng suất lao động thấp là một trong những nguyên nhân khiến DN da giày Việt tuy chiếm tới 75% về số lượng nhưng chỉ đạt 25% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong năm nay, Chính phủ của một số quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu giày, dép như Bangladesh, Myanmar… tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đơn hàng, thúc đẩy xuất khẩu sẽ tạo áp lực cạnh tranh lớn cho DN trong nước.
Do đó, nếu không thay đổi năng suất lao động, giày, dép Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu mà còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Là DN tiên phong ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, Công ty CP đầu tư và sản xuất giày Thái Bình (TBS) đã xây dựng modun sản xuất hiện đại. “Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, cán bộ trong công ty có thể thấy toàn bộ kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tháng, năm, quý và đường đi của sản phẩm” - ông Nguyễn Đức Thuấn- Chủ tịch HĐQT TBS - cho biết.
Cùng với TBS, nhiều DN da giày khác đang nỗ lực cải thiện năng suất lao động với mục tiêu bằng 85-90% của khối FDI; hạn chế tối đa chi phí sản xuất. Đặc biệt, một số DN đang hướng mạnh tới sản xuất ODM (có thiết kế và tự chủ về nguyên liệu) nhằm khai thác lợi thế nhân lực tay nghề cao và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Việt Nga ( Bao Công Thương )
Các chính sách